Tìm hiểu phong tục đám cưới đám hỏi miền Bắc

https://xuongkhungrap.com/

Đám cưới là một sự kiện trọng đại của cả đời người, vậy nên không chỉ đôi uyên ương mà gia đình hai bên cũng rất chu đáo tỉ mỉ. Mỗi vùng miền sẽ có những quan niệm, nghi thức cưới hỏi khác nhau. Hôm nay, xuongkhungrap.com mời bạn đọc cùng tìm hiểu phong tục đám cưới đám hỏi miền Bắc!

Những nghi thức quan trọng phải có trong phong tục đám cưới đám hỏi miền Bắc

Theo phong tục và nghi lễ cưới hỏi truyền thống của miền Bắc, một cặp đôi sắp về chung nhà sẽ trải qua 4 thủ tục nghi lễ quan trọng bao gồm: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt.

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ (hay còn gọi là lễ chạm ngõ) là nghi thức đầu tiên rất quan trọng và không được bỏ qua theo tục cưới xin truyền thống của miền Bắc. Nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt để đến thưa chuyện với nhà gái. Các vị trưởng bối đại diện của gia đình nhà trai sẽ xin phép để con trai của mình được chính thức qua lại với cô con dâu tương lai. Lễ dạm ngõ đánh dấu cô gái đã tìm được bến đỗ của cuộc đời.

lễ ăn hỏi miền bắc
Lễ dạm ngõ là sự gặp gỡ, tìm hiểu và kết giao của hai bên gia đình nhà trai nhà gái

Trong lần đầu tiên gặp mặt tại gia đình nhà gái, hai bên cũng sẽ trao đổi về những thủ tục của lễ ăn hỏi và lễ cưới sẽ diễn ra sau đó. Lễ vật trong ngày lễ dạm ngõ rất đơn giản, chủ yếu là trầu cau, chè, thuốc, bánh kẹo,… mỗi món đều có đôi có cặp. Quan trọng nhất là không khí đôi bên gia đình đều vui vẻ, ấm áp, bước đầu thiết lập tình cảm thông sui gia gắn kết.

Lễ ăn hỏi trong phong tục đám cưới đám hỏi miền Bắc truyền thống

Đúng ngày lành đã bàn bạc ở lễ dạm ngõ thì buổi lễ ăn hỏi (lễ nạp tài) sẽ chính thức diễn ra. Lễ này thay cho lời công bố của bốn bên hai họ về việc kết thành đôi lứa cho con trai và con gái của mình.

Theo phong tục đám cưới đám hỏi miền Bắc xa xưa, sau lễ dạm ngõ sẽ có đến 3 phần nghi lễ gồm lễ ăn hỏi, lễ xin cưới và lễ nạp tài. Ngày nay bởi vì mọi người ai cũng bận rộn công việc nhất là cặp đôi trẻ, cho nên 3 lễ sẽ gói gọn trong 1 ngày duy nhất và vẫn chuẩn bị đầy đủ sính lễ theo quy định.

Thủ tục nghi lễ sẽ bắt đầu với việc bố của chú rể và bố của cô dâu (hoặc người đại diện của mỗi bên gia đình) lên giới thiệu từng thành viên trong gia đình. Sau đó mẹ chú rể sẽ đưa ra ba chục trầu cùng tráp ăn hỏi. Bao gồm:

lễ vật đám cưới miền bắc
Tráp ăn hỏi ở miền Bắc sẽ chuẩn bị theo số lẻ 3, 5, 7, 9, 11,…
  • Chục trầu đầu tiên là của nghi lễ ăn hỏi.
  • Chục thứ hai của nghi lễ xin cưới.
  • Chục thứ ba của nghi lễ nạp tài.
  • Tráp ăn hỏi bắt buộc phải là số lẻ: 3, 5, 7, 9, 11… với những lễ vật gồm mâm xôi, lợn quay, bánh cốm, trầu cau, chè, rượu, thuốc lá,… Số lượng và chất lượng lễ vật tùy điều kiện của nhà trai. Lễ vật cũng sẽ lấy ra một ít để thắp hương trên bàn thờ gia tiên, 1 ít chia lại cho nhà trai, còn phần lớn sẽ được đem ra đãi quan khách.
  • Nhà trai cũng cần chuẩn bị 3 phong bì tiền: 1 bì sẽ mừng cho bà nội cô dâu, 1 bì dành cho bà ngoại, bì còn lại sẽ dâng lên thắp hương bàn thờ tổ tiên bên nhà gái.

Sau tất cả các nghi thức, cô dâu chú rể sẽ ra mắt quan viên hai họ, mời nước, mời trầu các bậc trưởng bối của hai bên gia đình.

Lễ cưới

Cuối cùng thì ngày trọng đại cũng đến rồi, lễ cưới sẽ diễn ra theo đúng ngày đã bàn bạc giữa hai bên gia đình. Theo phong tục đám cưới đám hỏi miền Bắc lễ cưới (còn gọi là lễ đón dâu), ngày rước dâu, mẹ của chú rể sẽ cần chuẩn bị một mâm lễ vật và một phong bì màu đỏ để trao cho cô dâu. Số tiền trong phong bì sẽ đúng như yêu cầu từ phía nhà gái (đã bàn bạc trước đó) hoặc tùy theo điều kiện của nhà trai (nếu nhà gái không yêu cầu).

phong tục đám cưới đám hỏi miền Bắc
Cặp đôi đang dâng hương làm lễ gia tiên trong nghi lễ cưới

Đại diện của mỗi bên gia đình sẽ đứng lên giới thiệu các thành viên tham dự lễ cưới, nhà trai trao trầu cho nhà gái và xin phép để chú rể lên phòng đón cô dâu. Tiếp theo, đôi uyên ương sẽ dâng hương lên bàn thờ tổ tiên của nhà cô dâu, rồi cả hai sẽ đi mời trà người lớn. Sau nghi lễ nhà trai sẽ xin phép được rước cô dâu mới về nhà chồng.

Lễ lại mặt

Trong phong tục đám cưới đám hỏi miền Bắc còn có một nghi thức quan trọng sau đám cưới gọi là lễ lại mặt. Thường thì sau 1 – 3 ngày hoặc sau khi cô dâu chú rể đi hưởng tuần trăng mặt trở về sẽ tiến hành lễ lại mặt. Lúc này cặp đôi mới cưới sẽ quay về gia đình nhà cô dâu với một số lễ vật tượng trưng. Ý nghĩa của lễ lại mặt thể hiện cô con gái dù đã đi lấy chồng vẫn hiếu thuận với bố mẹ ruột của mình. Cũng đồng thời là dịp để người con rể mới thể hiện lòng kính trọng đối với gia đình vợ của mình.

Một vài điều thú vị về phong tục đám cưới đám hỏi miền Bắc

Tùy vào mỗi địa phương khác nhau mà các nghi thức cưới xin có thể thay đổi, tuy nhiên 4 nghi lễ trên đây là bắt buộc. Tất cả đều phải diễn ra tại tư gia của gia đình cô dâu và gia đình chú rể. Riêng phần tiệc cưới gia đình có thể tự do đãi tiệc tại nhà, tổ chức ở nhà hàng hoặc tiệc cưới ngoài trời. Thường thì tiệc ở nhà gái sẽ được tổ chức trước ngày rước dâu 1 ngày để trong tiệc của cả nhà gái và nhà trai đều có sự xuất hiện của cặp đôi chính.

https://xuongkhungrap.com/
Nhà gái có thể đãi tiệc cưới trước lễ vu quy 1 ngày để cô dâu chú rể được ra mắt đông đủ họ hàng quan khách của bên nhà gái

Một tập tục đáng chú ý của đám cưới miền Bắc là lễ cưới lấy ngày. Điều đó sẽ tùy thuộc vào tuổi cô dâu chú rể có hợp nhau hay không, nếu không hợp thì tiến hành “đón dâu 2 lần”. Trước đám cưới chính thức, nhà trai vẫn làm lễ đón dâu, cô gái sẽ theo về ở lại nhà chồng một đêm. Hôm sau cô ấy sẽ lẻn trốn về nhà mẹ đẻ, tiếp đến sẽ là lễ đón dâu chính thức xem như cưới hai lần để giải trừ những điều không tốt lành. Nghi thức này ít thực hiện ở các tỉnh / thành thuộc khu vực Miền Nam.

Kết luận

Xuongkhungrap.com hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn hiểu biết về phong tục đám cưới đám hỏi miền Bắc để chuẩn bị tốt hơn cho lễ cưới của mình ở tương lai. Nếu bạn có nhu cầu thuê khung rạp cưới chất lượng, sáng tạo và thiết kế theo sở thích của riêng bạn, liên hệ ngay xuongkhungrap.com để được tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *